You are currently viewing MẶT TRÁI CỦA VIỆC GỌI VỐN MÀ KHÔNG NGHĨ ĐẾN TÍNH KHẢ THI

MẶT TRÁI CỦA VIỆC GỌI VỐN MÀ KHÔNG NGHĨ ĐẾN TÍNH KHẢ THI

Trích: Sách “Khởi nghiệp – Bước nhảy vọt” của Dr. Ramesh Ramachandra, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành công ty Talent Leadership Crucible (TLC)

“Ngày nay, một số công ty khởi nghiệp công nghệ đang huy động hàng triệu, thậm chí hàng tỷ đô la trước khi tạo ra lợi nhuận. Một số công ty trong số này tập trung vào việc tạo ra một bản thuyết trình ấn tượng để thu hút vốn hơn là tạo ra doanh thu. Đối với một số mô hình kinh doanh nhất định, chẳng hạn như các nền tảng thương mại điện tử hoặc công ty về công nghệ y tế, công nghệ sinh học, đây có vẻ là một con đường hấp dẫn, khi họ có thể vừa trì hoãn câu hỏi “mô hình kinh doanh này có thể tạo ra lợi nhuận hay không”, vừa có thể tập trung vào việc thu hút khách hàng.

Tuy nhiên, việc trì hoãn câu hỏi về tính khả thi của doanh nghiệp có cái giá của nó. Điển hình, các công ty này sẽ tập trung quá nhiều vào việc huy động vốn và bỏ bê việc phát triển sản phẩm. Như trường hợp của công ty Theranos – một kỳ lân công nghệ y tế của Hoa Kỳ hiện đã phá sản – đã được định giá tới 9 tỷ USD trước khi bị phát hiện là lừa đảo. Vào tháng 1 năm 2022, Elizabeth Holmes – nhà sáng lập Theranos – đã bị quy kết đến 11 tội gian lận.

Khi ra mắt vào năm 2003, với tầm nhìn đầy hấp dẫn của nhà sáng lập về việc tạo ra một chiếc máy sử dụng “các bình chứa nano” có khả năng thực hiện nhiều xét nghiệm máu chỉ với một lần lấy máu từ ngón tay, công ty Theranos đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư. Vụ bê bối này cho thấy con đường gọi vốn rủi ro và đáng ngờ đến thế nào”. Bạn sẽ làm gì khi huy động được rất nhiều vốn nhưng vẫn thật sự tính toán được tính khả thi cũng như chiến lược kinh doanh?

Bạn sẽ làm gì khi huy động được rất nhiều vốn nhưng vẫn thật sự tính toán được tính khả thi cũng như chiến lược kinh doanh?

#Thebigjump #Entrepreneurship #Khởinghiệp #Bướcnhảyvọt #DrRamesh #TLC #IV

Để lại một bình luận