You are currently viewing AI CŨNG CÓ THỂ TRỞ THÀNH DOANH NHÂN

AI CŨNG CÓ THỂ TRỞ THÀNH DOANH NHÂN

Trích: Sách “Khởi nghiệp – Bước nhảy vọt” của Dr. Ramesh Ramachandra, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành công ty Talent Leadership Crucible (TLC)

Có rất ít người mong muốn và dấn thân để trở thành doanh nhân!
Trước đây, mỗi khi nhắc đến doanh nhân, người ta thường nghĩ đến những “ông chủ” hoặc “bà chủ” thất học, lăn lộn trên những chiếc xe thể thao, nghiện cờ bạc hoặc ham mê các tệ nạn khác. Những định kiến lịch sử và văn hóa này đã tạo ra thái độ coi thường cố hữu đối với bất cứ những ai lựa chọn trở thành một doanh nhân.
Hiện tại, khuôn mẫu mới của doanh nhân là hình tượng những người đàn ông ở độ tuổi 20 và 30, có trình độ học vấn cao, am hiểu về công nghệ và kinh doanh, có khả năng thuyết trình tuyệt vời, có tầm nhìn vĩ đại và không ngại làm việc 20 giờ mỗi ngày để đạt được nó.
Những cái tên như Mark Zuckerberg, Elon Musk, Jack Ma và Steve Jobs xuất hiện trong tâm trí chúng ta khi nghĩ về một doanh nhân. Chúng ta không còn kỳ thị họ nữa. Theo một nghĩa nào đó, các doanh nhân sẽ đạt vị thế siêu sao khi họ thành công. Và để có thể trở thành những người tương tự như họ thì sẽ rất khó.
Ngoài ra, ai lại sẵn sàng từ bỏ một công việc ổn định được trả lương cao để kinh doanh và có thể sẽ thất bại cơ chứ? Nền giáo dục những năm 90 phần lớn hướng tới việc đào tạo chúng ta trở thành những con người có kỹ năng và tư duy làm việc trong môi trường làm công ăn lương.
Điều này có nghĩa là những người chấp nhận rủi ro khi bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình trong các lĩnh vực mới đầy sáng tạo có thể sẽ phải dấn thân vào một lĩnh vực mà ở đó họ không có những kỹ năng và tư duy cần thiết.
Tại châu Á, việc kiếm được một công việc ổn định hoặc trở thành công chức lâu nay vẫn là cách tốt nhất để có được sự chấp nhận và tôn trọng từ xã hội. Hình tượng “người đàn ông hay phụ nữ đi làm” có ảnh hưởng sâu đậm trong các gia đình châu Á vốn coi trọng sự ổn định, sự chắc chắn và có thành tích.
Chính vì thế mà những nghề như bác sĩ, giáo sư, kỹ sư, giám đốc điều hành công ty và luật sư luôn được săn đón và ca ngợi trong xã hội truyền thống. Như vậy liệu phụ nữ có thể trở thành doanh nhân? Các cựu công chức thì sao? Và những người đã về hưu liệu có nên coi khởi nghiệp là con đường sự nghiệp thứ hai?
#Thebigjump #Entrepreneurship #Khởinghiệp #Bướcnhảyvọt #DrRamesh #TLC #IV

Để lại một bình luận